Phương pháp lấy mẫu bụi PM10

Phương pháp được xây dựng trên cơ sở của phương pháp 40 CFR Appendix J to Part 50 về phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh - xác định bụi PM10 và Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường. Phương pháp này được sử dụng để lấy và bảo quản mẫu bụi trong không khí bên ngoài phạm vi các xí nghiệp, công nghiệp với kích thước hạt từ 1 đến 10µm. 

Trong đó: Khí niệm Bụi PM10 là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10µm. 

1. Thiết bị lấy mẩu bụi PM10

- Thiết bị lấy mẫu lưu lượng lớn 

Hình 1: Thiết bị lấy mẩu lưu lượng lớn


- Bộ đầu lấy mẫu Bụi PM10

Hình 2: Đầu tách và lấy bụi PM10

- Giấy lọc bụi

+ Giấy lọc bụi sợi thủy tinh có kích thước 126 x166mm (đã được cân, đánh số và bảo quan trong bao kép từ Phòng Thí nghiệm).

2. Yêu cầu 

- Tốc độ hút mẫu của thiết bị: lưu lượng hút 500 – 1.200L/p.

- Thời gian lấy mẫu: 24h.

3. Quy trình lấy mẫu Bụi PM10

- Đi găng tay;

- Dùng panh gắp đặt giấy lọc bụi lên đầu lấy mẫu;

- Cố định giấy lọc và đầu lấy mẫu bằng vòng khuyên và ốc của thiết bị

- Kiểm tra nguồn điện trước khi bật bơm và ghi thời gian bắt đầu lấy mẫu vào Biên bản;

Ghi nhãn mẫu lên bao kép;

- Kiểm tra và ghi lại lưu lượng hút của thiết bị lấy mẫu sau mỗi khoảng thời gian nhất định;

- Ghi chép các hiện tượng ghi nhận được trong quá trình lấy mẫu vào Biên bản hiện trường, ví dụ sự xuất hiện các nguồn ô nhiễm phát sinh, điều kiện khí tượng hoặc các hiện tượng thời tiết lúc lấy mẫu;

- Kết thúc lấy mẫu, tắt bơm và ghi thời gian kết thúc lấy mẫu vào Biên bản;

- Thu lại giấy lọc bụi vào bao kép và xếp lại vào hộp bảo quản chuyên dụng;

- Thu, cất gọn gàng thiết bị, dụng cụ vào thùng chứa.



4. Bảo quản mẫu

- Mẫu giấy lọc sau khi kết thúc thời gian lấy mẫu thì cần dùng panh gắp giấy lọc rồi cho vào túi sạch bảo quản kín đã dán nhãn. Sau đó bảo quản ở nhiệt độ thường trước khi giao cho phòng thí nghiệm phân tích xử lý.

- Mẫu sau khi được lấy và lưu giữ vào hộp kín để bảo quản, tránh tối đa sự rung lắc và va chạm của mẫu với điều kiện bên ngoài.

5. Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng (QA/QC)

- Các cán bộ lấy mẫu tuyệt đối tuân thủ quy trình lấy mẫu bảo quản, vận chuyển mẫu theo như SOP trên;

- Báo cáo cán bộ phụ trách khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra đổi với công tác quan trắc ngoài hiện trường;

- Kiểm tra và đảm bảo độ kín của hệ thống lấy mẫu, thiết bị lấy mẫu, giấy lọc bụi, dụng cụ phục vụ quá trình lấy mẫu;

- Theo dõi và ghi chép lưu lượng hút của thiết bị lấy mẫu

- Thực hiện lấy tối thiểu 01 mẫu Trắng vận chuyển đối với 01 chương trình quan trắc.

6. Một số lưu ý

- Sử dụng giấy lọc bụi có hiệu suất lọc >90%; 

- Sử dụng panh gắp bằng kim loại trơn đầu hoặc bọc nhựa nếu đầu panh có răng;

- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với giấy lọc;

- Nên sử dụng điện lưới trực tiếp không nên sử dụng máy phát điện tránh trường hợp tăng giảm của dòng điện ảnh hưởng đến lưu lượng hút; 

Không thực hiện lấy mẫu ngoài trời khi đang mưa hoặc trời vừa tạnh vì lúc đó độ ẩm cao làm cho những hạt bụi lơ lửng trong không khí ít có khả năng phát tán gây ảnh hưởng đến quá trình thu mẫu và không xác định được chính xác kết quả thực tế.




No comments

Powered by Blogger.