Cách để Trưởng thành

   Trưởng thành không chỉ là vấn đề tuổi tác. 6 tuổi có thể đã trưởng thành và nhiều người mãi đến 80 tuổi đời vẫn không đủ chín chắn. Trưởng thành thể hiện ở cách bạn cư xử với người khác và với bản thân mình. Đó là suy nghĩ và hành vi cư xử của bạn. Nếu mệt mỏi với những cuộc trò chuyện và tranh cãi trẻ con, hay nếu muốn được tôn trọng hơn, hãy thử áp dụng một vài kỹ thuật dưới đây để có thể trưởng thành hơn. Bất kể tuổi tác, một khi trở nên chín chắn, bạn sẽ luôn được đối xử như người lớn.


Phát triển Lối hành xử Chín chắn


 Thiếu năng động, không có sở thích, đam mê sẽ khiến bạn có vẻ không trưởng thành. Xác định điều muốn làm và trở thành "chuyên gia" trong những việc đó giúp bạn có vẻ từng trải và trưởng thành hơn. Bạn sẽ có thêm chủ đề để trao đổi, bất kể người trò chuyện có cùng sở thích với bạn hay không.
Cố gắng duy trì sở thích tích cực và phong phú. Liên tục nghiền ngẫm các chương trình truyền hình có thể rất vui nhưng đó không phải là cách tốt nhất để sử dụng thời gian. Điều này không có nghĩa là bạn không thể thưởng thức phim ảnh, truyền hình hay trò chơi điện tử. Chúng chỉ không nên là toàn bộ những gì bạn làm.
Sở thích có thể làm tăng lòng tự tôn và thúc đẩy tư duy sáng tạo. Chúng cũng giúp bạn cảm thấy tích cực và hạnh phúc.

Không có giới hạn nào cho những việc mà bạn muốn làm! Sắm máy ảnh và học chụp hình. Chọn một loại nhạc cụ. Học một ngôn ngữ mới. Luyện beatbox. Thành lập một nhóm kịch. Chỉ cần chắc rằng bạn thích làm điều đó, và nó sẽ trở thành một sở thích chứ không phải là một nhiệm vụ nhàm chán.
 Một phần của trở nên trưởng thành chính là khả năng đánh giá được những điểm mạnh của bản thân, những điểm bạn cần cải thiện và đặt ra mục tiêu cho tương lai. Luôn nghĩ về tương lai và dựa vào đó để xác định liệu bạn có lựa chọn đúng cho cuộc đời mình hay chưa. Một khi đã lập được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và khả thi, hãy hành động để gặt hái được thành công.

Việc lập mục tiêu dường như quá khó khăn, đừng lo lắng! Chỉ cần một ít thời gian và kế hoạch, bạn sẽ làm được. Hãy bắt đầu bằng việc xác định những điều bạn muốn cải thiện. Chẳng hạn như, bạn có thể muốn cải thiện hồ sơ đại học của bản thân. Đây sẽ là cơ sở cho những mục tiêu của bạn.
Đầu tiên, bạn cần trả lời cho các câu hỏi: Ai, Điều gì, Khi nào, Ở đâu, Bằng cách nào và Tại sao.

Ai. Ai sẽ góp phần vào thành công của bạn. Hiển nhiên, bạn là người đầu tiên, quan trọng nhất. Tuy nhiên, câu hỏi này cũng có thể bao gồm những người khác như gia sư, điều phối viên tự nguyện hay cố vấn.
Điều gì. Bạn muốn đạt được điều gì? Ở bước này, việc xác định cụ thể điều bạn muốn là rất quan trọng. “Chuẩn bị cho đại học” là quá rộng. Bạn sẽ không thể bắt tay vào hành động với một mục tiêu lớn và mơ hồ như vậy. Thay vào đó, hãy lựa chọn một vài điều cụ thể có thể giúp bạn đạt được mục tiêu lớn hơn, như “Hoạt động tình nguyện” hay “Tham gia một hoạt động ngoại khóa”.
Khi nào. Điều này giúp bạn biết thời hạn bạn phải hoàn thành từng việc cụ thể, đảm bảo kế hoạch được theo sát. Chẳng hạn như, nếu bạn muốn tham gia hoạt động tình nguyện, bạn cần nắm rõ hạn cuối nộp hồ sơ, thời điểm diễn ra hoạt động và khi nào bạn có thể tham gia.

Ở đâu. Xác định được nơi thực hiện là rất có ích. Ví dụ, trong hoạt động tình nguyện, bạn có thể chọn làm tại một trung tâm chăm sóc động vật.
Bằng cách nào. Ở bước này, bạn cần xác định cách để hoàn thành mỗi giai đoạn của mục tiêu. Chẳng hạn như, làm thế nào để liên hệ với trung tâm chăm sóc động vật và xin tham gia tình nguyện? Đến đó bằng cách nào? Bạn sẽ làm gì để cân bằng hoạt động tình nguyện và những trách nhiệm khác? Bạn cần suy nghĩ và trả lời cho những loại câu hỏi như trên.

Tại sao. Dù bạn có tin hay không, đây có lẽ là phần quan trọng nhất. Bạn dễ đạt được mục tiêu hơn khi điều đó có ý nghĩa với bạn và bạn có thể nhìn thấy được vai trò của nó trong “bức tranh toàn cảnh”. Xác định rõ vì sao mục tiêu này quan trọng với bạn. Chẳng hạn như “Mình muốn tham gia tình nguyện ở trung tâm chăm sóc động vật vì nhờ đó, hồ sơ của mình sẽ hấp dẫn hơn cho những chương trình bác sỹ thú y dự bị”.

 Bạn không cần lúc nào cũng phải nghiêm túc để có vẻ trưởng thành. Để thực sự trưởng thành, bạn cần hiểu người nghe và biết được lúc nào có thể đùa giỡn và thời điểm nào là quan trọng và cần phải nghiêm túc. Có những cấp độ chín chắn khác nhau, nhờ đó có thể điều chỉnh hành động cho thích hợp với hoàn cảnh là một điều tốt cho bạn. 

Cố gắng dành thời gian để thư giãn mỗi ngày. Bạn cần thời gian để buông lỏng và nghỉ ngơi. Hãy cho bản thân một ít thời gian mỗi ngày (chẳng hạn như sau khi tan học) để tận hưởng.
Hiểu rằng đùa giỡn thường không phù hợp ở những nơi nghiêm túc như trường học, nhà thờ, công sở, đặc biệt là tang lễ. Bạn cần tập trung, tránh chọc cười mọi người. Thiếu nghiêm túc trong những tình huống trên thường là biểu hiện của chưa trưởng thành.
Tuy vậy, những lúc đời thường như đi chơi cùng bạn bè hay kể cả những dịp tụ họp cùng với gia đình là những thời điểm tuyệt vời để bạn có thể thả lỏng. Thậm chí, điều đó còn giúp bạn gắn kết với mọi người hơn.
Thiết lập một vài tham số để xác định thời điểm thích hợp và thời điểm không thích hợp để đùa giỡn hay hành xử trẻ con. Đừng đùa giỡn ích kỷ hay ác ý.

 Không ai có thể sống một mình trên thế giới này. Nếu bạn cố ý làm phiền lòng hay cố tình làm bất kỳ việc gì mình muốn mà không hề quan tâm đến cảm nhận của người khác, mọi người có thể sẽ cảm thấy bạn chưa trưởng thành. Cố gắng lưu ý những nhu cầu và mong muốn của người xung quanh giúp bạn trở nên trưởng thành và đáng được tôn trọng.

Tôn trọng người khác không có nghĩa là cho phép họ bắt nạt bạn. Tôn trọng người khác là lắng nghe và đối xử với họ như cách mà bạn muốn được đối xử. Nếu người khác thô lỗ với bạn, đừng trả đũa. Hãy cho qua để thấy rằng bạn là một con người lớn hơn họ.

 Bạn bè sẽ ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đang quen biết những người mà nhờ có họ, bạn sẽ trở thành một con người tốt hơn chứ không phải là ngược lại.

 Hành vi này thường là kết quả của cảm giác không an toàn hay thiếu tự tôn. Đó là một cách được dùng để áp đặt sức mạnh của mình lên trên những người khác. Hành vi này tồi tệ cho cả người bị bắt nạt lẫn kẻ đi bắt nạt. Nếu nhận thấy bản thân có xu hướng này, bạn hãy trò chuyện với người mà bạn tin tưởng, như bố mẹ hoặc cố vấn trường học, nhờ họ giúp đỡ để chấm dứt tình trạng trên.

Có ba loại bắt nạt cơ bản: Lời nói, xã hội và thể xác.
Bắt nạt bằng lời nói liên quan đến việc đặt tên, dọa dẫm hay nhận xét ác ý. Mặc dù không tạo ra những nỗi đau thể xác, chúng có thể gây tổn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần. Hãy để ý từng lời nói của bạn, đừng bao giờ nói với người khác những điều mà bản thân bạn không hề muốn phải nghe.
Bắt nạt mang tính xã hội liên quan đến việc phá hoại danh tiếng hay các mối quan hệ trong xã hội của ai đó. Hạ thấp, đồn thổi, làm nhục hay ngồi lê đôi mách đều là hành vi bắt nạt mang tính xã hội.

Bắt nạt thể xác liên quan đến việc làm bị thương (hoặc phá hoại tài sản) người khác. Mọi hành vi bạo lực, chiếm đoạt hay phá hoại đồ vật của người khác cũng như những cử chỉ thô lỗ đều là hình thức của loại hình bắt nạt này.
Cũng đừng để hành vi bắt nạt diễn ra khi có sự hiện diện của bạn. Cho dù bạn không đủ mạnh về mặt thể chất để đối phó với hành vi bắt nạt - điều mà trên thực tế có thể không an toàn - có rất nhiều cách giúp bạn xây dựng được một môi trường lành mạnh, không có sự hiện diện của bắt nạt. Hãy thử:Làm gương bằng cách không bắt nạt người khác.

 Cho kẻ bắt nạt biết hành vi của họ không hề oai phong hay vui một chút nào.

Đối xử tử tế với người bị bắt nạt.
Thông báo cho những người lớn có trách nhiệm về hành vi trên.
Nếu cảm thấy bản thân có vấn đề với hành vi bắt nạt, hãy cân nhắc trao đổi với cố vấn viên hoặc bác sỹ trị liệu. Có thể bạn đang mắc phải những vấn đề lớn hơn khiến bạn thấy cần hạ thấp hay đàn áp ai đó. Cố vấn có thể chỉ cho bạn phương pháp để thiết lập những mối quan hệ tích cực hơn.

 Điều đó có thể làm họ đau chẳng khác nào bị đấm thẳng vào mặt vậy - thậm chí đôi khi còn hơn thế nữa. Dù không cố tình, nó vẫn có thể gây tổn thương. Người trưởng thành quan tâm đến nhu cầu, cảm giác của người khác và sẽ không làm những điều có thể gây tổn thương cho họ.

Ngồi lê đôi mách cũng sẽ không giúp bạn trở nên nổi tiếng hay đáng ngưỡng mộ. Nghiên cứu cho thấy điều này có thể khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn nếu bạn đang học lớp năm, nhưng khi đã lên đến lớp chín (cũng là thời điểm bạn hy vọng có thể trưởng thành hơn), nhìn chung, sự nhiều chuyện sẽ khiến bạn bị ghét và ít nổi tiếng hơn.

Cũng đừng khuyến khích việc này. Nếu khi bạn có mặt, ai đó cố gắng bắt đầu một lời đồn thổi, hãy lên tiếng: “Này, mình không thích nói lung tung về người khác đâu”. Nghiên cứu cho thấy thậm chí nếu chỉ một người phản đối cũng có thể làm nên sự khác biệt.

Đôi khi, bạn có thể nói điều gì tốt đẹp về ai đó và qua miệng người khác, nó cuối cùng lại trở thành tin đồn nhảm. Chẳng hạn như, bạn có thể chia sẻ với một người bạn rằng “Mình rất thích đi chơi với Ziyi. Bạn ấy vui tính lắm!” và ai đó lại bảo người khác rằng bạn nói xấu Ziyi. Bạn không thể kiểm soát được cách người khác diễn dịch hay phản ứng lại lời bạn nói. Điều duy nhất bạn có thể làm là kiểm soát lời nói của mình. Cần chắc chắn lời nói của bạn là tốt.

Một phép thử tốt để biết liệu điều gì có thể trở thành lời đồn hay chuyện ngồi lê đôi mách hay không chính là tự hỏi bản thân: Mình có muốn người khác nghe được hoặc biết điều này về mình không? Nếu câu trả lời là không, vậy đừng chia sẻ nó với người khác.

Hãy tử tế, thấu hiểu và là bạn của tất cả mọi người! 

Đừng tốt bụng chỉ trong một ngày mà là mọi lúc. Rất khó để có được sự trưởng thành. Tuy nhiên, đừng thay đổi con người bạn vì điều đó. Thay vào đó, trân trọng và phát huy chính con người bạn. Tuổi tác không còn là vấn đề nữa. Nếu bạn muốn được mọi người thật sự coi trọng, hãy suy nghĩ và hành động như cách mà bạn muốn được nhìn nhận. Đảm bảo rằng một khi hành động, bạn chắc chắn về việc mình làm, và có cơ sở cho lựa chọn của mình. Nếu mọi chuyện không như mong muốn – cố hết sức để giữ bình tĩnh và nghĩ về việc cần làm tiếp theo, đừng đổ lỗi cho người khác. Bạn đã hành động và bạn chịu trách nhiệm cho việc bạn làm. Hãy trưởng thành và có trách nhiệm.

Khi có mâu thuẫn, tránh tranh cãi mà thay vào đó, cố giải quyết nó một cách lý trí và bình tĩnh. Nếu tranh cãi xảy ra, hãy kết thúc nó càng nhanh càng tốt.
Đối xử với người khác như bạn muốn được đối xử. Về căn bản, đây chính là định nghĩa của trưởng thành.

Đề ra mục tiêu để trưởng thành hơn và lên kế hoach để đạt được những mục tiêu đó. Chẳng hạn như, bạn có thể quyết định rằng bạn sẽ trở nên trầm tĩnh hơn thay vì nói về chính mình mọi lúc. Làm điều đó trong một tuần rồi nhìn lại việc bạn đã làm được. Cho dù mới đầu, mọi việc có thể sẽ không hoàn hảo, hãy tiếp tục cố gắng.

Hãy bao dung. Thậm chí khi ai đó không xứng đáng, hãy cho họ cơ hội thứ hai. Điều đó khiến bạn trở thành một con người lớn hơn và trưởng thành.
Ý thức được bạn sẽ thế nào ở những phong cách khác nhau. Tóc nhuộm vàng có thể sẽ thể hiện cá tính của bạn, nhưng nếu bạn có một công việc nghiêm túc, cho dù là không đúng, mọi người có thể sẽ nghĩ rằng bạn không đủ chín chắn.
Cố quan tâm đến những vấn đề của người khác. Điều này sẽ giúp bạn trông trưởng thành hơn.
Đúng giờ là đức hạnh!




CON ĐƯỜNG DUY NHẤT GIÚP BẠN LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI MÌNH

No comments

Powered by Blogger.