Thảm sát dân thường Bucha - Ukraine
Thảm sát Bucha nói về tội ác chiến tranh xảy ra tại thị trấn Bucha thuộc tỉnh Kyiv, Ukraina. Mà chính phủ phía tây Ukraina của tổng thống Zelensky cáo buộc quân đội của chính phủ Nga đã gây ra cuộc thảm sát này. Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận thông tin có dân thường thiệt mạng tại Bucha
Một thi thể bị trói tay bằng vải trắng, mà người dân cho rằng đã bị lính Nga bắn, nằm trên đường phố, giữa cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, ở Bucha, Ukraine ngày 3 tháng 4 năm 2022 |
Một thi thể bị chôn vùi một phần được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở thị trấn Bucha, phía tây bắc thủ đô Kiev của Ukraine, vào ngày 3 tháng 4 năm 2022. |
Thường dân cổ vũ bên cạnh một quân nhân Ukraine khi một đoàn xe quân sự và viện trợ đến vùng ngoại ô Bucha, Ukraine trước đây do Nga chiếm đóng, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 4 năm 2022 |
Thi thể của dân thường bị quân Nga giết hại, theo người dân, được vứt trong một hố bê tông do người dân không thể vận chuyển họ đến một nghĩa trang ở Bucha, Ukraine, Chủ nhật, ngày 3 tháng 4 năm 2022 |
Xe bọc thép của Nga bị phá hủy trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine ở Bucha, vùng Kyiv, Ukraine vào ngày 2 tháng 4 năm 2022. |
Các quân nhân Ukraine đi bộ gần thi thể của một người lính Nga khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine tiếp tục, ở Bucha, Ukraine ngày 3 tháng 4 năm 2022 |
Các nhà báo của Associated Press ở Bucha, một thị trấn nhỏ phía tây bắc Kiev, đã nhìn thấy thi thể của ít nhất 9 người mặc quần áo dân sự, những người dường như đã bị giết ở cự ly gần. |
Một quân nhân Ukraine đi ngang qua một thi thể vô hồn nằm trên đường phố khi anh ta kiểm tra bẫy bắt mồi ở vùng ngoại ô trước đây do Nga chiếm đóng ở Bucha, Ukraine, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 4 năm 2022. |
Một người đàn ông và một cậu bé đi xe đạp ngang qua thi thể của một dân thường nằm trên đường ở vùng ngoại ô trước đây do Nga chiếm đóng của Bucha, Ukraine, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 4 năm 2022 |
Bối cảnh
Tháng Ba năm 2022, Nga tiến quân vào thị trấn Bucha thuộc một trong những khu vực lân cận Kyiv mà Nga muốn giành kiểm soát. Theo kế hoạch rút lui của quân đội Nga khỏi phía bắc Kyiv, cộng với việc bị quân Ukraina tấn công, lực lượng Nga tại khu vực Bucha đã tác chiến và rút lui về phía bắc. Tất cả quân đội Nga đã rút khỏi thành phố Bucha vào ngày 30 tháng 3, ngày thứ hai của cuộc đàm phán tại Istanbul giữa Nga và Ukraine. Vào ngày 31 tháng 3, Fedoruk, thị trưởng Bucha, cũng xác nhận qua video rằng không có quân đội Nga trong thành phố. Ngày 1 tháng 4, lực lượng Ukraina tiến vào thị trấn thì phát hiện những thi thể dân thường Bucha.
Kết quả:
Kết của cuộc bỏ phiếu loại Nga ra khỏi hội đồng nhân quyên |
Không có bất cứ một cuộc điều tra chính thức nào được diễn ra. Ngày 7/04/2022 Mỹ và các nước nhóm G7 đã trình lên Liên Hợp Quốc, một cuộc họp đột xuất được diễn ra kết thúc bằng một cuộc bỏ phiếu nhằm loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền với tỷ lệ 93 nước ủng hộ, 24 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Lúc này cuộc chiến tranh ở Ukraine được đẩy lên một mốc nữa dưới sự hợp lực của Mỹ và nhóm G7
24 quốc gia bỏ phiếu chống: Algeria, Belarus, Bolivia, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cuba, Bắc Triều Tiên, Eritrea, Ethiopia, Gabon, Iran, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Mali, Nicaragua, Nga, Syria, Tajikistan, Uzbekistan, Việt Nam, Zimbabwe.
35 quốc gia đã chọn giữ thái độ trung lập bao gồm các quốc gia cũng phần lớn đổ lỗi cho phương Tây đã kích động các điều kiện dẫn đến xung đột và những nước khác đã chọn giữ thái độ trung lập về vấn đề này.Các quốc gia này bao gồm Algeria, Angola, Armenia, Bangladesh, Bolivia, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Trung Quốc, Cuba, Cộng hòa Congo, El Salvador, Equatorial Guinea, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Lào, Madagascar, Mali, Mông Cổ, Mozambique, Namibia, Nicaragua, Pakistan, Senegal, Nam Phi, Nam Sudan, Sri Lanka, Sudan, Tajikistan, Tanzania, Uganda, Việt Nam và Zimbabwe.
93 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ: Afghanistan, Albania, Andorra, Antigua-Barbuda, Argentina, Úc, Áo, Bahamas, Bahrain, Barbados, Bỉ, Belize, Benin, Bhutan, Bosnia-Herzegovina, Botswana, Brazil, Brunei, Bulgaria, Cape Verde, Campuchia, Canada, Chad, Chile, Colombia, Comoros, Costa Rica, Cote D'Ivoire, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Cộng hòa Dân chủ Congo, Đan Mạch, Djibouti, Dominica, Cộng hòa Dominica, Ecuador, Ai cập, Estonia, Fiji, Phần Lan, Pháp, Gabon, Gambia, Georgia, Đức, Ghana, Hy Lạp, Grenada, Guatemala, Guyana, Haiti, Honduras, Hungary, Iceland, Indonesia, Ireland, Israel, Ý, Jamaica, Nhật Bản, Jordan, Kenya, Kiribati, Kuwait, Latvia, Lebanon, Lesotho, Liberia, Libya, Liechtenstein, Luxembourg, Malawi, Malaysia, Maldives, Malta, đảo Marshall, Mauritania, Mauritius, Mexico, Micronesia, Monaco, Montenegro, Myanmar, Nauru, Nepal, Hà Lan, New Zealand, Niger, Nigeria, Bắc Macedonia, Na Uy, Oman, Palau, Panama, Papua New Guinea, Paraguay, Peru, Philippines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Qatar, Hàn Quốc, Cộng hòa Moldova, Romania, Rwanda, Saint Kitts-Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent-Grenadines, Samoa, San Marino, Sao Tome-Principe, Ả Rập Saudi, Serbia, Seychelles, Sierra Leone, Singapore, Slovakia, Slovenia, Quần đảo Solomon, Somalia, Tây Ban Nha, Suriname, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Đông Timor, Tonga, Trinidad & Tobago, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Tuvalu, Ukraine, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Uruguay, Vanuatu, Yemen, Zambia.
Phía sau cuộc bỏ phiếu ở hội đồng Liên Hợp Quốc
Theo kết quả được công khai, Việt Nam là một trong số 24 quốc gia tham gia bỏ phiếu chống/phản đối (phiếu đỏ). Các quốc gia này đến từ châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Trong danh sách các quốc gia bỏ phiếu trung lập (phiếu trắng) có nhiều quốc gia là đồng minh thân cận của phương Tây hoặc đang đóng vai trò trong việc định hình giá nhiên liệu thế giới như Saudi Arabia, UAE, Qatar…
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia châu Phi, Trung Đông (ngay cả các đồng minh dầu mỏ giàu có của phương Tây như Qatar, UAE, Ả Rập Saudi, Oman…), Nam Mỹ, Nam Á, Đông Nam Á… phản đối hoặc bỏ phiếu trung lập. Tính riêng Đông Nam Á, đã có tới 8 quốc gia không đồng ý hoặc trung lập về quyết định loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền (hai nước bỏ phiếu đồng ý là Myanmar và Philippines).
Tổng thống Aleksandar Vucic |
Trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về việc loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền, Serbia đã bỏ phiếu tán thành. Sau đó, vào tối 7/4, Tổng thống Aleksandar Vucic cho biết quyết định ban đầu của Serbia là bỏ phiếu trắng, nhưng họ đã chịu áp lực rất lớn nên phải đổi phiếu. Ông Vucic nói rằng phương Tây đã gây áp lực, mà thực chất là “tống tiền”, khi đe dọa sẽ ban bố những lệnh trừng phạt kinh tế có thể gây tổn hại cho Serbia.
Post a Comment